Cả trong những giấc mơ hoang đường nhất, các cule cũng không dám nghĩ tới một kết thúc thần tiên tới vậy cho mùa giải 08-09. Cả trong những giấc mơ điên rồ nhất, Guardiola cũng không dám nghĩ tới một khởi đầu hoàn mỹ đến thế cho sự nghiệp HLV của mình.
Không ai dám nghĩ thế. Các cule không dám nghĩ thế, khi tầm này một năm về trước biết tên người sẽ thay thế Rijkaard làm HLV Barca, dù đó là người từng được họ yêu mến hết mực. Joan Laporta chắc chắn lại càng không; khi "dựng" Guardiola - một cule từ trong máu thịt - lên, cái mà ông Chủ tịch lúc ấy chuẩn bị phải đối mặt với những giông bão chính trị (bỏ phiếu bất tín nhiệm) hướng tới là sự yên ổn của lòng người Catalunya. Ngay cả "Thánh" Johan Cruyff khi trả lời Laporta rằng "Pep đã sẵn sàng" cũng không thực sự tin rằng cậu học trò cũ có thể gặt hái được những thành quả vĩ đại đến vậy ngay trong mùa giải chuyên nghiệp đầu đời. "Ăn ba" là một kỳ tích vài chục năm mới xuất hiện một lần. "Ăn ba" ngay trong mùa giải ra mắt đơn giản là một điều bất khả.
Vậy đâu là bí quyết đã giúp Pep biến những điều tưởng không thể ấy thành sự thực? May mắn, như khi Iniesta làm tung lưới Chelsea trong cú sút trúng đích đầu tiên của Barca ở Stamford Bridge để đưa đội bóng thẳng tiến về Rome? Đúng mà không đúng. Pep không ít lần gặp may, nhưng đặt trong tổng thể mùa giải này, khoảnh khắc trái bóng bay từ cú ra chân của Iniesta tới làm tung mành lưới của Cech là quá ngắn ngủi để có thể xem là bản chất. Công thức thành công thực sự của Pep, rất đơn giản và ai cũng biết, là sự kết hợp của 1% tài năng và 99% lao động. Pep có tiềm năng trở thành một HLV giỏi là điều tất cả đều biết khi ông còn là cầu thủ, nhưng để biến tiềm năng ấy thành kỹ năng và dùng kỹ năng vươn tới vinh quang tột đỉnh là cả một quá trình lao động cật lực hơn người.
Bố mẹ của Guardiola kể rằng, từ khi cậu con trai của họ nhận nhiệm vụ dẫn dắt Barca, cuộc sống của gia đình đảo lộn hết cả. Có những hôm tới khuya vẫn chưa thấy anh về cả nhà hốt hoảng đi tìm, để rồi khi tới sân tập mới thấy anh vẫn đang ngồi trầm ngâm trước hàng đống băng hình và sơ đồ chiến thuật. Thái độ làm việc nghiêm túc hơi thái quá ấy giúp Pep hầu như không bỏ sót bất kỳ một chi tiết nào, từ những chuyện ngỡ là rất nhỏ nhặt như các cầu thủ nên đi ngủ vào giờ nào, ăn những gì hay cư xử với CĐV ra sao. Chính sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước trận ấy đã giúp Guardiola che giấu được những khiếm khuyết không thể tránh khỏi ở một HLV mới vào nghề, như khả năng đọc trận đấu hay xoay chuyển cục diện trên sân bằng những thay đổi về nhân sự hay chiến thuật.
Các chuyên gia vẫn nói rằng Barca là đội bóng duy nhất trên thế giới vào thời điểm này dám mơ tới những vinh quang mà không có những phương án B, những phương án dự phòng. Trước khi trận đấu diễn ra, ai cũng có thể đoán được đội bóng ấy sẽ chơi ra sao, với bộ khung nhân sự như thế nào. Vì điều đó, Barca thời Rijkaard đã có những lúc gặp phải rất nhiều khó khăn do lối chơi bị bắt bài, khiến HLV người Hà Lan có nhiều thời điểm phải chuyển sang cả sơ đồ tưởng đã "tuyệt chủng" là 3-4-3 hay không quen thuộc với người Catalan là 4-4-2. Đến lượt mình, Guardiola vẫn trung thành tuyệt đối với "truyền thống áp đặt" ấy. Tác động duy nhất của ông là khiến cho phương án A ấy trở nên hoàn hảo bằng những sự chuẩn bị kỹ càng nhất trên sân tập. Thực tế đã chứng minh, với những con người của Barca, thế là đủ.
Khi Barca vượt qua Bilbao trong trận Chung kết Cúp Nhà Vua, Guardiola nói rằng sự khiêm tốn và sức mạnh tập thể mới là yếu tố quyết định. Khi Barca chính thức giành chức vô địch Liga, ông lại nói "với những cầu thủ tôi đang có, bất kỳ HLV nào cũng có thể vô địch". Và ngay cả khi Barca đánh bại M.U trong đêm thành Rome huyền ảo để hoàn tất cú ăn ba vô tiền khoáng hậu, người đàn ông sinh tại Santpedor vẫn trung thành với "quan điểm" của mình, "chiến công này là của các cầu thủ, còn tôi chỉ là người may mắn". Trước sau như một, vị HLV trẻ tuổi ấy chưa bao giờ tự nhận mình là người đóng vai kiến trúc sư trưởng trong mùa giải vĩ đại của Barca. Nhưng thưa Ngài Guardiola, chẳng ai còn cần Ngài phải thừa nhận nữa đâu, cái điều đã trở nên quá hiển nhiên và rõ ràng ấy?
(Theo Thể Thao Văn Hóa)
Guardiola barcelona |
Vậy đâu là bí quyết đã giúp Pep biến những điều tưởng không thể ấy thành sự thực? May mắn, như khi Iniesta làm tung lưới Chelsea trong cú sút trúng đích đầu tiên của Barca ở Stamford Bridge để đưa đội bóng thẳng tiến về Rome? Đúng mà không đúng. Pep không ít lần gặp may, nhưng đặt trong tổng thể mùa giải này, khoảnh khắc trái bóng bay từ cú ra chân của Iniesta tới làm tung mành lưới của Cech là quá ngắn ngủi để có thể xem là bản chất. Công thức thành công thực sự của Pep, rất đơn giản và ai cũng biết, là sự kết hợp của 1% tài năng và 99% lao động. Pep có tiềm năng trở thành một HLV giỏi là điều tất cả đều biết khi ông còn là cầu thủ, nhưng để biến tiềm năng ấy thành kỹ năng và dùng kỹ năng vươn tới vinh quang tột đỉnh là cả một quá trình lao động cật lực hơn người.
Bố mẹ của Guardiola kể rằng, từ khi cậu con trai của họ nhận nhiệm vụ dẫn dắt Barca, cuộc sống của gia đình đảo lộn hết cả. Có những hôm tới khuya vẫn chưa thấy anh về cả nhà hốt hoảng đi tìm, để rồi khi tới sân tập mới thấy anh vẫn đang ngồi trầm ngâm trước hàng đống băng hình và sơ đồ chiến thuật. Thái độ làm việc nghiêm túc hơi thái quá ấy giúp Pep hầu như không bỏ sót bất kỳ một chi tiết nào, từ những chuyện ngỡ là rất nhỏ nhặt như các cầu thủ nên đi ngủ vào giờ nào, ăn những gì hay cư xử với CĐV ra sao. Chính sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước trận ấy đã giúp Guardiola che giấu được những khiếm khuyết không thể tránh khỏi ở một HLV mới vào nghề, như khả năng đọc trận đấu hay xoay chuyển cục diện trên sân bằng những thay đổi về nhân sự hay chiến thuật.
Các chuyên gia vẫn nói rằng Barca là đội bóng duy nhất trên thế giới vào thời điểm này dám mơ tới những vinh quang mà không có những phương án B, những phương án dự phòng. Trước khi trận đấu diễn ra, ai cũng có thể đoán được đội bóng ấy sẽ chơi ra sao, với bộ khung nhân sự như thế nào. Vì điều đó, Barca thời Rijkaard đã có những lúc gặp phải rất nhiều khó khăn do lối chơi bị bắt bài, khiến HLV người Hà Lan có nhiều thời điểm phải chuyển sang cả sơ đồ tưởng đã "tuyệt chủng" là 3-4-3 hay không quen thuộc với người Catalan là 4-4-2. Đến lượt mình, Guardiola vẫn trung thành tuyệt đối với "truyền thống áp đặt" ấy. Tác động duy nhất của ông là khiến cho phương án A ấy trở nên hoàn hảo bằng những sự chuẩn bị kỹ càng nhất trên sân tập. Thực tế đã chứng minh, với những con người của Barca, thế là đủ.
Khi Barca vượt qua Bilbao trong trận Chung kết Cúp Nhà Vua, Guardiola nói rằng sự khiêm tốn và sức mạnh tập thể mới là yếu tố quyết định. Khi Barca chính thức giành chức vô địch Liga, ông lại nói "với những cầu thủ tôi đang có, bất kỳ HLV nào cũng có thể vô địch". Và ngay cả khi Barca đánh bại M.U trong đêm thành Rome huyền ảo để hoàn tất cú ăn ba vô tiền khoáng hậu, người đàn ông sinh tại Santpedor vẫn trung thành với "quan điểm" của mình, "chiến công này là của các cầu thủ, còn tôi chỉ là người may mắn". Trước sau như một, vị HLV trẻ tuổi ấy chưa bao giờ tự nhận mình là người đóng vai kiến trúc sư trưởng trong mùa giải vĩ đại của Barca. Nhưng thưa Ngài Guardiola, chẳng ai còn cần Ngài phải thừa nhận nữa đâu, cái điều đã trở nên quá hiển nhiên và rõ ràng ấy?
Người Tây Ban Nha đầu tiên Chính xác hơn nữa thì Pep Guardiola là người bản xứ đầu tiên đưa Barca lên đỉnh cao châu lục. Hai HLV đã từng giúp Barca giành Cúp C1/Champions League trước đây đều là người Hà Lan, Johan Cruyff năm 1992 và Frank Rijkaard năm 2006. Hơn nữa, Pep còn là người thứ 2 trong lịch sử giành Cúp với 38 tuổi, chỉ sau Villalonga (37 tuổi, Real Madrid). Đây cũng là danh hiệu thứ 4 của Pep. Mùa trước. ông đã giúp Barca B giành chức vô địch giải hạng Tư (bán chuyên nghiệp, giải cấp vùng), và lần này thì là cú ăn ba lịch sử! |
(Theo Thể Thao Văn Hóa)