(Bongda24h) - Chelsea để thúc thủ 0-2 trước Liverpool khi đó trên khán đài của sân Anfield không có sự hiện diện của Mourinho như trận The Blues thảm bại 0-3 trước MU cách đấy vài tuần. Thế nhưng, ở đâu đó bên trên đất nước hình chiếc ủng, Ngài đặc biệt hẳn cũng nở nụ cười mỉa mai với màn trình diễn khốn khổ của người kế nhiệm mình… Luiz Felipe Scolari…
Bài viết tham dự cuộc thi: "Nếu bạn là chuyên gia"
Vũ Đình Thắng, Lớp 49TH1 – ĐH Xây Dựng Hà Nội
Khi đặt chân xuống Stamford Bridge cách đây nửa năm, Scolari chẳng ngần ngại thừa nhận “tiền chính là 1 trong những lí do quan trọng đưa ông đến với Chelsea”. Cách trả lời thẳng thắn, khác hẳn kiểu xã giao thường thấy này cho thấy Scolari tự tin đến cỡ nào. Thật ra, chuyện Scolari tự tin chẳng có gì lạ. Năng lực của ông là điều đã được cả thế giới thừa nhận.
Khi đó, Scolari được kì vọng sẽ mang đến cho The Blues thứ “sexy football” vừa lung linh, lại vừa hiệu quả đúng như ao ước của ông chủ Abramovich. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài việc phải ôm đầu lo nghĩ vì khối tài sản đang ngày càng co lại vì khủng hoảng kinh tế của mình, có lẽ Abramovich còn mất không ít thời gian dằn vặt về sự lựa chọn của mình.
Chẳng thể phủ nhận những cố gắng của Scolari. Ít nhiều Big Phil cũng đã mang đến cho Chelsea những nét mới trong lối chơi. Dưới thời Scolari, lối chơi của Chelsea đã trở nên thanh thoát, mềm mại thấy rõ. Các hậu vệ cánh đã chịu khó tham gia tấn công nhiều hơn. Điển hình như mũi khoan Bosingwa, đang là một trong những hậu vệ tấn công hay nhất Premiership. Với lối đá mở và phóng khoáng hơn như thế, Chelsea Scolari cũng đã gặt hái được một vài màn trình diễn “sexy football”, điển hình như hạ Portsmouth tới 4-0 ở ngày khai mạc, hay cuộc tàn sát Middlesbrough 5 trắng ngay tại Riverside (hồi tháng 10)… Thế nhưng, vấn đề là những show sexy football đó đều đã diễn ra quá lâu. Và nó chỉ đến ở thời điểm Chelsea cùng Scolari chưa phải chịu nhiều áp lực, cũng như các đối thủ khác chưa thực sự nắm được bài của The Blues mà thôi.
Chứng kiến Chelsea thi đấu, người ta có cảm giác, đội chủ sân Stamford Bridge càng chơi càng xuống, trong khi Big Phil dường như đã hết bài. Chelsea Scolari gần như bị đóng đinh với sơ đồ 4-3-2-1 (giống như hệ thống chiến thuật mà Scolari vận hành ở ĐT Bồ Đào Nha). Rất hiếm khi có sự biến chuyển về sơ đồ, cũng như nhân sự ở Scolari (nếu có những thay đổi về nhân sự thì đó đều là những tình thế bất khả kháng do treo giò, chấn thương). Ngay trong một trận đấu, sự thay người của Big Phil cũng rất dễ nắm bắt. Nếu đang thua là tung thêm tiền đạo vào sân, không thì cũng đơn giản là rút một cầu thủ này ra thế bằng một cầu thủ khác cũng đá ngay vị trí đấy, chứ không phải những sự thay đổi mang tính biến chuyển về chiến thuật, hệ thống. Về khoản đọc trận đấu này, có thể nói Scolari kém xa người tiền nhiệm Mourinho, cũng như những HLV hàng đầu khác ở giải Ngoại hạng như Ferguson hay Benitez.
Thêm một khiếm khuyết nữa ở Big Phil là ở ông người ta không thấy được một cá tính đủ mạnh. Điều đó thể hiện ở chỗ, Scolari không dám quyết đoán chọn Drogba hay Anelka, khá nhùng nhằng trong việc sử dụng Deco cho dù phong độ của tiền vệ người Bồ Đào Nha này đi xuống thấy rõ. Nếu Deco khỏe mạnh, không bị treo giò, gần như anh nghiễm nhiên sẽ có 1 suất bất chấp phong độ ra sao. Ai cũng thấy, Barcelona trở nên bão táp thế nào khi thanh lí Deco và Ronaldinho. Rõ ràng, ở thời điểm này không thể đặt quá nhiều hi vọng vào cầu thủ dẫn dắt lối chơi người Bồ.
Có lẽ cũng chính bởi sự thiếu một chút cá tính của Scolari chính là nguyên nhân khiến mùa này Chelsea rất hay mất điểm trên sân nhà (nếu chỉ tính thành tích sân nhà, Chelsea chỉ xếp thứ 5 ở giải Ngoại hạng) – nơi vẫn được xem là hiểm địa dưới thời Mourinho cũng như Grant. Không những thế, The Blues còn luôn tỏ ra thất thế trong những cuộc đối đầu tay đôi với các đối thủ thuộc Big Four (hòa 1, thua tới 4 trong 5 trận đã đấu gặp MU, Liverpool và Arsenal). Đây cũng là một điều rất hiếm xảy ra dưới thời Mourinho, bất kể phong độ hay lực lượng của Chelsea thế nào.
Dưới thời Scolari, ĐT Bồ Đào Nha thường rất hay gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường dù sở hữu 1 tập thể chất lượng và chơi cực hay trước đó. Điều đó vẫn được lí giải là do những chàng Brazil Châu Âu không có được tâm lí vững vàng ở những thời khắc quyết định. Có vẻ như căn bệnh ấy đang lặp lại với chính Chelsea. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Chắc chẳng đơn giản như thế.
Tài năng của Scolari vẫn là thứ không thể phủ nhận, nhưng nhìn lại bảng thành tích của HLV Brazil người ta mới thấy hóa ra Chelsea mới chỉ là CLB Châu Âu đầu tiên trong sự nghiệp cầm quân của Big Phil. Và tất nhiên chẳng có trải nghiệm mới nào là dễ dàng cả.
Trong chuyến chợ chiều cuối cùng, Scolari đã kịp “vợt” Quaresma từ Inter. Đây rất có thể lại là 1 sai lầm nữa của Scolari. Quaresma có thể là một cầu thủ tài năng, nhưng chưa chắc là một sự tăng cường tốt cho Chelsea. Đơn giản bởi, tiền vệ này cũng mắc chứng bệnh “yếu bóng vía”, chưa bao giờ Quaresma chơi thành công ở những CLB lớn (cả 2 lần thi đấu cho Barca và Inter đều thất bại thảm hại).
Scolari vẫn ra rả không hề có áp lực cho ông tại Stamford Bridge, nhưng chẳng ngoại trừ khả năng sau khi ngài rời London biệt danh Big Phil sẽ bị biến thành Big Fall (thất bại lớn) đấy!
Vũ Đình Thắng, Lớp 49TH1 – ĐH Xây Dựng Hà Nội
Khi đặt chân xuống Stamford Bridge cách đây nửa năm, Scolari chẳng ngần ngại thừa nhận “tiền chính là 1 trong những lí do quan trọng đưa ông đến với Chelsea”. Cách trả lời thẳng thắn, khác hẳn kiểu xã giao thường thấy này cho thấy Scolari tự tin đến cỡ nào. Thật ra, chuyện Scolari tự tin chẳng có gì lạ. Năng lực của ông là điều đã được cả thế giới thừa nhận.
Có lẽ Abramovich đang ân hận về việc chiêu mộ Scolari? |
Khi đó, Scolari được kì vọng sẽ mang đến cho The Blues thứ “sexy football” vừa lung linh, lại vừa hiệu quả đúng như ao ước của ông chủ Abramovich. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài việc phải ôm đầu lo nghĩ vì khối tài sản đang ngày càng co lại vì khủng hoảng kinh tế của mình, có lẽ Abramovich còn mất không ít thời gian dằn vặt về sự lựa chọn của mình.
Chẳng thể phủ nhận những cố gắng của Scolari. Ít nhiều Big Phil cũng đã mang đến cho Chelsea những nét mới trong lối chơi. Dưới thời Scolari, lối chơi của Chelsea đã trở nên thanh thoát, mềm mại thấy rõ. Các hậu vệ cánh đã chịu khó tham gia tấn công nhiều hơn. Điển hình như mũi khoan Bosingwa, đang là một trong những hậu vệ tấn công hay nhất Premiership. Với lối đá mở và phóng khoáng hơn như thế, Chelsea Scolari cũng đã gặt hái được một vài màn trình diễn “sexy football”, điển hình như hạ Portsmouth tới 4-0 ở ngày khai mạc, hay cuộc tàn sát Middlesbrough 5 trắng ngay tại Riverside (hồi tháng 10)… Thế nhưng, vấn đề là những show sexy football đó đều đã diễn ra quá lâu. Và nó chỉ đến ở thời điểm Chelsea cùng Scolari chưa phải chịu nhiều áp lực, cũng như các đối thủ khác chưa thực sự nắm được bài của The Blues mà thôi.
Chứng kiến Chelsea thi đấu, người ta có cảm giác, đội chủ sân Stamford Bridge càng chơi càng xuống, trong khi Big Phil dường như đã hết bài. Chelsea Scolari gần như bị đóng đinh với sơ đồ 4-3-2-1 (giống như hệ thống chiến thuật mà Scolari vận hành ở ĐT Bồ Đào Nha). Rất hiếm khi có sự biến chuyển về sơ đồ, cũng như nhân sự ở Scolari (nếu có những thay đổi về nhân sự thì đó đều là những tình thế bất khả kháng do treo giò, chấn thương). Ngay trong một trận đấu, sự thay người của Big Phil cũng rất dễ nắm bắt. Nếu đang thua là tung thêm tiền đạo vào sân, không thì cũng đơn giản là rút một cầu thủ này ra thế bằng một cầu thủ khác cũng đá ngay vị trí đấy, chứ không phải những sự thay đổi mang tính biến chuyển về chiến thuật, hệ thống. Về khoản đọc trận đấu này, có thể nói Scolari kém xa người tiền nhiệm Mourinho, cũng như những HLV hàng đầu khác ở giải Ngoại hạng như Ferguson hay Benitez.
Rõ ràng là Scolari chưa thể so sánh được với Alex Ferguson |
Thêm một khiếm khuyết nữa ở Big Phil là ở ông người ta không thấy được một cá tính đủ mạnh. Điều đó thể hiện ở chỗ, Scolari không dám quyết đoán chọn Drogba hay Anelka, khá nhùng nhằng trong việc sử dụng Deco cho dù phong độ của tiền vệ người Bồ Đào Nha này đi xuống thấy rõ. Nếu Deco khỏe mạnh, không bị treo giò, gần như anh nghiễm nhiên sẽ có 1 suất bất chấp phong độ ra sao. Ai cũng thấy, Barcelona trở nên bão táp thế nào khi thanh lí Deco và Ronaldinho. Rõ ràng, ở thời điểm này không thể đặt quá nhiều hi vọng vào cầu thủ dẫn dắt lối chơi người Bồ.
Có lẽ cũng chính bởi sự thiếu một chút cá tính của Scolari chính là nguyên nhân khiến mùa này Chelsea rất hay mất điểm trên sân nhà (nếu chỉ tính thành tích sân nhà, Chelsea chỉ xếp thứ 5 ở giải Ngoại hạng) – nơi vẫn được xem là hiểm địa dưới thời Mourinho cũng như Grant. Không những thế, The Blues còn luôn tỏ ra thất thế trong những cuộc đối đầu tay đôi với các đối thủ thuộc Big Four (hòa 1, thua tới 4 trong 5 trận đã đấu gặp MU, Liverpool và Arsenal). Đây cũng là một điều rất hiếm xảy ra dưới thời Mourinho, bất kể phong độ hay lực lượng của Chelsea thế nào.
Dưới thời Scolari, ĐT Bồ Đào Nha thường rất hay gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường dù sở hữu 1 tập thể chất lượng và chơi cực hay trước đó. Điều đó vẫn được lí giải là do những chàng Brazil Châu Âu không có được tâm lí vững vàng ở những thời khắc quyết định. Có vẻ như căn bệnh ấy đang lặp lại với chính Chelsea. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Chắc chẳng đơn giản như thế.
Tài năng của Scolari vẫn là thứ không thể phủ nhận, nhưng nhìn lại bảng thành tích của HLV Brazil người ta mới thấy hóa ra Chelsea mới chỉ là CLB Châu Âu đầu tiên trong sự nghiệp cầm quân của Big Phil. Và tất nhiên chẳng có trải nghiệm mới nào là dễ dàng cả.
Chelsea là CLB lớn đầu tiên ở châu Âu mà Scolari dẫn dắt |
Trong chuyến chợ chiều cuối cùng, Scolari đã kịp “vợt” Quaresma từ Inter. Đây rất có thể lại là 1 sai lầm nữa của Scolari. Quaresma có thể là một cầu thủ tài năng, nhưng chưa chắc là một sự tăng cường tốt cho Chelsea. Đơn giản bởi, tiền vệ này cũng mắc chứng bệnh “yếu bóng vía”, chưa bao giờ Quaresma chơi thành công ở những CLB lớn (cả 2 lần thi đấu cho Barca và Inter đều thất bại thảm hại).
Scolari vẫn ra rả không hề có áp lực cho ông tại Stamford Bridge, nhưng chẳng ngoại trừ khả năng sau khi ngài rời London biệt danh Big Phil sẽ bị biến thành Big Fall (thất bại lớn) đấy!