Thứ Năm, 10/04/2025
Zalo

Serie A đã nhập thêm 45 cầu thủ ngoại: Cuộc "xâm lăng" không thể ngăn cản

Thứ Hai 25/07/2011 14:23(GMT+7)

Từ A (Alvarez, Antonsson) đến Z (Zahavi, Ze Eduardo), một làn sóng cầu thủ người nước ngoài đã đổ bộ xuống các sân cỏ Serie A trong 3 tuần đầu của thị trường cầu thủ mùa hè. Trung bình cứ mỗi ngày Serie A lại đón thêm 2 cầu thủ mới từ ngoài biên giới Italia.

Hệ quả trực tiếp của việc nới hạn ngạch nhập khẩu cầu thủ ngoài EU từ 1 người/mùa giải lên 2 người/mùa giải mà LĐBĐ Italia (FIGC) thông qua hồi đầu tháng 7 đã được thể hiện rõ nét. Người ta đã biết chắc chắn số lượng cầu thủ ngoại ở Serie A sẽ tăng vọt, nhưng tăng nhiều như hiện trạng là một bất ngờ. Quy định nói trên của FIGC chỉ tác động đến thị trường cầu thủ ngoài EU, nhưng giống như hiệu ứng domino, nó cũng giúp các đội bóng “phóng túng” hơn với các giao dịch đối ngoại nói chung. Điển hình là Genoa. Trong số 12 cầu thủ mới được họ mua về, có đến 9 người là ngoại binh và 7 người chưa từng đặt chân đến Italia trước đây. Họ nằm trong số 45 gương mặt mới của giải bóng đá cao nhất Italia, tính đến ngày 24/7, chiếm đến 40% số cầu thủ được giao dịch từ đầu mùa hè.

Luc Castaignos (trái) và Ricky Alvarez (phải): Hai tân binh ngoại quốc mới của Inter Milan

Nếu biết rằng cả mùa hè trước, số ngoại binh được nhập khẩu về Serie A chỉ là 60 người, thì sẽ thấy con số 45 hiện tại là quá lớn. Thị trường mùa hè mới đi được 1/3 thời gian và phần lớn những mục tiêu chuyển nhượng đáng chú ý nhất hiện nay (như Tevez, Ganso, Dos Santos, Bastos, Casemiro, Banega…) là người nước ngoài và đến từ nước ngoài. Thời điểm bùng nổ cầu thủ ngoại nhất sẽ vẫn là ở những ngày cuối kỳ chuyển nhượng, chứ không phải những ngày đầu, dù rằng việc thị trường Serie A sôi động từ đầu như mùa hè này là một tín hiệu tích cực. Chắc chắn con số 60 sẽ bị vượt qua và vượt rất xa, thậm chí là ngay trong tháng 7 này. Điều hiển nhiên khác là bất chấp cũng đã có rất nhiều cầu thủ ngoại rời Italia (như Melo, Eduardo, Sosa, Jankulovski…), số lượng ngoại binh ở Serie A sẽ tăng lên rất nhiều trong mùa này.

Cuộc xâm lược tất yếu

Báo chí viết về calcio chưa khi nào thôi nói về sự tràn ngập cầu thủ ngoại ở Italia như một cuộc xâm lăng làm hại đến chất lượng cầu thủ nội và tương lai của đội tuyển Italia, nhưng đó là thực tế tất yếu phải xảy ra và không thể ngăn cản. Các đội bóng biết rõ vấn đề, nhưng họ không cần quan tâm và cũng không thể không mua cầu thủ từ nước ngoài vì lợi ích của mình.

Có ít nhất 3 lý do để cuộc xâm lược này không thể không xảy ra. Thứ nhất, vì cầu thủ ngoại về căn bản rẻ tiền hơn và ít đòi hỏi hơn các cầu thủ người Italia có chất lượng tương đương, cũng đồng nghĩa với việc mua và bán họ dễ dàng hơn nhiều. Mặt bằng tài chính ở mức thấp hiện nay cộng với tư tưởng “buôn cầu thủ” xuất hiện ở nhiều đội bóng Serie A (như Genoa, Palermo và nhất là Udinese), đây rõ ràng là yếu tố sống còn. Thứ hai, vì vấn đề thương hiệu, thương mại và tiền bản quyền truyền hình. Khi bóng đá ngày nay có thể len lỏi đến những ngóc ngách xa xôi nhất của thế giới, các đội bóng luôn có thể chinh phục các thị trường lạ bằng cách mua một cầu thủ được yêu mến tại đó. Thứ ba, các tài năng người Italia càng ngày càng hiếm. Đó là nguyên nhân, nhưng phần nào đó, cũng là hệ quả xấu của chính thực tế khắp nơi toàn là cầu thủ ngoại.

Nói về vấn đề này, luôn phải nhắc lại rằng tỷ lệ cầu thủ ngoại ở Bundesliga còn lớn hơn ở Serie A, nhưng người Đức biết cách để vừa tận dụng được ưu thế của ngoại binh, vừa phát triển được tài năng bóng đá trong nước. Nhìn vào đó để thấy rằng câu trả lời cho vấn nạn cầu thủ ngoại ở Italia hiện nay thực tế không nằm ở việc bài xích xu hướng “toàn cầu hóa” tất yếu.

45 Là số cầu thủ ngoại được nhập khẩu (tức mua hoặc mượn từ nước ngoài) ở Serie A kỳ chuyển nhượng mùa hè, tính đến ngày 24/7. Có 17/20 đội Serie A đã nhập cầu thủ ngoại hè này.

21 Lực lượng ngoại binh nói trên thuộc 21 quốc tịch khác nhau, trong đó Argentina chiếm nhiều nhất với 6 cầu thủ, tiếp theo là Brazil, Pháp (5) và Chile (4).

7 Genoa hiện là đội vô địch về nhập khẩu cầu thủ ngoại hè này, với 7 cầu thủ. Á quân là Palermo, với 6 người. Xếp thứ ba là Udinese và Roma, mỗi đội có 5 cầu thủ.

Danh sách 45 ngoại binh mới

Atalanta: Không có
Bologna: Antonsson (Thụy Điển), Taider (Pháp) Cagliari: El Kabir (Maroc), Ibarbo (Colombia)
Catania: Regula (BĐN), Keko (TBN) Cesena: Rennella (Pháp)
Chievo: Cruzado (Peru)
Fiorentina: Nastasic (Serbia), Romulo (Brazil)
Genoa: Birsa (Slovenia), Escobar (Colombia), Jorquera (Chile), Granqvist (Thụy Điển), Pratto (Argentina), Seymour (Chile), Ze Eduardo (Brazil)
Inter: Alvarez (Argentina), Castaignos (Hà Lan), Jonathan (Brazil)
Juventus: Vidal (Chile)
Lazio: Cana (Albania), Cisse (Pháp), Klose (Đức), Lulic (Bosnia)
Lecce: Không có
Milan: Taiwo (Nigeria)
Napoli: Fernandez (Argentina)
Novara: Không có
Palermo: Cetto (Argentina), Labrin (Chile), Lores (Uruguay), Milanovic (Serbia), Simon (Hungary), Zahavi (Israel)
Parma: Pereyra (Uruguay)Roma: Bojan (TBN), Heinze (Argentina), Jose Angel (TBN), Lamela (Argentina), Nego (Pháp)
Siena: Brkic (Serbia)
Udinese: Danilo (Brazil), Doubai (BBN), Neuton (Brazil), Piriz (Uruguay), Sissoko (Pháp)

Có thể bạn quan tâm

Pro PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

Pro PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

Từng có thời, Paris Saint-Germain sở hữu trong đội hình cả ba siêu sao tấn công đắt giá bậc nhất thế giới là Lionel Messi, Kylian Mbappe và Neymer, thế nhưng vẫn thường xuyên phải ôm hận tại đấu trường Champions League. Vậy mà giờ đây, khi chỉ có trong tay những cầu thủ có phần “giản dị” hơn rất nhiều, Luis Enrique lại đang hứa hẹn viết nên một câu chuyện lịch sử cho CLB thủ đô nước Pháp.

Khi các cầu thủ cho mượn từng "xát muối" vào nỗi đau của CLB chủ quản

Khi các cầu thủ cho mượn từng xát muối vào nỗi đau của CLB chủ quản

Khi các cầu thủ cho mượn từng "xát muối" vào nỗi đau của CLB chủ quản

Ở đầu mùa giải năm nay, Marco Asensio hẳn đã rất mong chờ cơ hội được thi đấu trên sân Parc des Princes tại vòng knock-out Champions League. Điều đó sẽ xảy ra trong tuần này. Chỉ có điều, anh sẽ khoác áo Aston Villa để chạm trán với PSG chứ không phải thi đấu cho đội bóng Pháp, sau khi gia nhập đại diện nước Anh theo dạng cho mượn hồi tháng 1.

Câu chuyện về mối duyên bị bỏ lỡ của Federico Valverde và Arsenal

Câu chuyện về mối duyên bị bỏ lỡ của Federico Valverde và Arsenal

Câu chuyện về mối duyên bị bỏ lỡ của Federico Valverde và Arsenal

Federico Valverde sẽ ra sân trong trận đấu lượt đi của Real Madrid ở vòng tứ kết Champions League đối đầu Arsenal vào rạng sáng mai với tư cách là một trong những cầu thủ quan trọng nhất của họ -- nhưng nếu vài chuyện trong quá khứ diễn ra khác đi một chút, có lẽ màu áo mà anh khoác lên mình khi bước vào cuộc đối đầu này sẽ là của The Gunners chứ không phải đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha.

Pro Ngày Martin Odegaard gặp Real Madrid tại Champions League

Ngày Martin Odegaard gặp Real Madrid tại Champions League

Pro Ngày Martin Odegaard gặp Real Madrid tại Champions League

Tròn một thập kỷ kể từ ngày ra mắt đội một của Real Madrid, Martin Odegaard mới có cơ hội đối mặt với CLB Hoàng gia Tây Ban Nha ở Champions League. “Cậu bé Na Uy”, như cách gọi của HLV Carlo Ancelotti cách đây 10 năm, giờ đã là một ngôi sao lớn, một tiền vệ có thể đánh sập hệ thống phòng ngự của Real Madrid bằng những đường chuyền chết chóc.

Arsenal, Thierry Henry và đêm kỳ diệu tại Bernabeu

Arsenal, Thierry Henry và đêm kỳ diệu tại Bernabeu

Arsenal, Thierry Henry và đêm kỳ diệu tại Bernabeu

Trước khi Arsenal đối đầu Real Madrid ở lượt đi tứ kết Champions League tại Emirates, phóng viên Amy Lawrence đã nhìn lại một trong những trận đấu đáng nhớ nhất giữa hai đội vào mùa giải 2005-06. Đó là màn trình diễn đỉnh cao của Thierry Henry và đồng đội ngay tại Bernabeu, sau đó là một trận hòa 0-0 kinh điển tại Highbury...

Xem thêm
top-arrow
X