Thứ Bảy, 19/04/2025
Zalo

Chiến thắng của Milan: Một loại ma thuật

Thứ Sáu 17/02/2012 14:59(GMT+7)

Trong cái đêm mà Milan cảm ơn Parma vì đã cầm chân Juve và do đó giúp họ tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng Serie A, đội bóng đỏ-đen đã chơi một trong những trận đấu hay nhất của họ trên đấu trường châu Âu những năm qua. Nỗi ám ảnh từ những thất bại trước người Anh đã dần trôi qua và một suất ở tứ kết đã được đặt sẵn từ bây giờ.

Trong âm hưởng của một thứ bóng đá đơn giản, nhưng tốc độ, mạnh mẽ và đầy sức sống hệt như cảm giác của những ai đã mê Queen và giọng hát đầy khắc khoải và sexy của Freddie Mercury với “A kind of magic”, Milan đã chơi một trận đấu hoàn hảo, trong một đêm hoàn hảo mà những tin vui đến dồn dập trong từng phút nối tiếp nhau. Juventus không chịu nổi sức ép của Milan sau khi Milan-không-Ibra đánh bại Udinese để bị cầm hòa tại Parma và không chiếm được ngôi đầu bảng từ tay Milan trong trận đấu kết thúc trước khi Milan gặp Arsenal mấy phút. Ở San Siro cách Parma hơn 100 cây số, là một Milan-có-Ibra đã chơi trận hay nhất của họ kể từ ngày đánh bại M.U ở bán kết Champions League 2007. Đội bóng ấy như cỗ xe tăng nghiền nát một cách không thương tiếc đối thủ trong một thứ bóng đá tổng lực của tốc độ những đường lên bóng, sức mạnh của cơ bắp và lượng adrenaline trong máu tăng vọt ở những pha đối đầu không khoan nhượng, khả năng pressing liên tục trong hầu hết trận đấu, tạo ra một cách biệt vô cùng lớn về bàn thắng trong khi không thủng lưới bàn nào. Đấy là cuộc tỏa sáng toàn diện trên khía cạnh cá nhân và tập thể trong một thắng lợi kép trên cả hai mặt trận: không có Ibra ở Serie A, Milan vượt qua Udinese để trở lại ngôi đầu bảng; có Ibra chói sáng tại Champions League, Milan tàn sát Arsenal 4-0, đẩy Wenger chìm sâu hơn nữa vào bóng tối trong buổi hoàng hôn của ông với đội bóng London.

AC Milan đã chơi trận hay nhất từ đầu mùa

Trên thực tế, những gì xảy ra trong 90 phút trên sân San Siro đã làm ngạc nhiên không ít người, không chỉ ở sự đầu hàng vô điệu kiện từ những đứa trẻ của Wenger mà còn ở phong độ xuất sắc và lối chơi bão táp của Milan. Từ nhiều năm nay, Premier League được coi là tiêu chuẩn đánh giá mức độ khó khăn vượt bậc của cho các CLB Italia. Thất bại toàn tập của họ trước các đội bóng Anh trong những năm qua tạo ra một cảm giác ám ảnh mỗi khi người Ý nhắc đến Premier League. Nhưng mọi chuyện dường như đã thay đổi nhanh chóng ở San Siro, khi lối chơi và tinh thần mà những người Milan thể hiện đã nhanh chóng tạo ra một thế trận hoàn toàn có lợi cho việc tiêu diệt Arsenal chỉ sau 15 phút thi đấu. Điều đặc biệt là Allegri đã phớt lờ mọi “cố vấn” của báo chí để đưa ra sân những cầu thủ mà ông tin cậy và gần như đánh cược vào họ. Pato trở lại? Không, anh chỉ đáng ngồi dự bị. El Shaarawy và Maxi Lopez có phong độ tốt? Không, chỗ của họ là ngoài sân. Vị HLV người Toscana đã đưa vào đội hình xuất phát Robinho, tiền đạo có phong độ tồi nhất trong số các cầu thủ hàng công, nhưng lại là người có kinh nghiệm thi đấu quốc tế nhất và sự tỏa sáng rực rỡ với hai bàn thắng là minh chứng cho thấy Allegri đúng. Thảm họa thua Arsenal 4 năm về trước không lặp lại, dù ngày ấy cũng như bây giờ, Milan là đội bóng có tuổi trung bình cao nhất Champions League, trong khi Arsenal đứng trong số những đội trẻ nhất. Sự khác biệt của hai kết quả là ở đâu, nếu không nói đơn thuần về tỉ số? Milan Allegri đá nhanh hơn, sắc sảo hơn và ghi bàn trước, dẫn đến sự chủ động hoàn toàn về tâm lí, tạo đà cho những bàn thắng tiếp theo.

Khi Milan thua Juve 1-2 ở Cúp Italia và trong suốt gần 80 phút của trận đấu trên sân Udinese, người ta đã tin rằng tháng Hai chết chóc này sẽ dìm chết Milan trên tất cả các mặt trận. Thua Juve ngay ở San Siro nghĩa là Cúp Italia sẽ tuột khỏi tay. Thua Udinese là tiếp tục lún sâu hơn nữa và bị Juve bỏ xa trong cuộc đua Scudetto. Trận thua ấy sẽ tác động trực tiếp đến tinh thần của cả đội trong trận đấu với Arsenal sau đó ba ngày và ảnh hưởng dây chuyền đến chính trận gặp Juventus chủ nhật tuần tới. Cúp Italia khó có thể cứu vãn được nữa, nhưng những điều kì diệu như một nét nhạc hùng hồn của “A kind of magic” trong đôi chân của Maxi Lopez và El Shaarawy giúp Milan từ cõi chết trở về trong tình trạng kiệt quệ vì chấn thương và treo giò tàn phá nặng nề. Đêm Arsenal, những nhân tố then chốt không chỉ trở lại sân, mà còn thể hiện họ là những ngôi sao lớn trên bầu trời bóng đá thế giới: Ibra rũ bỏ hình ảnh yếm thế và sợ sệt của chính anh trên đất châu Âu những năm qua, Robinho tìm lại được cảm giác chết chóc trước khung thành, Boateng quay lại sân cỏ sau một tháng và ngay lập tức ghi bàn, Van Bommel là ông chủ của khu vực giữa sân.

Milan tin rằng, hai trận thắng ấy chính là bước ngoặt vĩ đại để tiếp tục khẳng định tham vọng bá chủ Italia và tái sinh ở châu Âu. Giờ là lúc khẳng định điều ấy bằng việc mở ra chương hai của chiến dịch, bắt đầu từ trận gặp đội áp chót bảng Cesena tối chủ nhật này, trong một trận đấu có lẽ còn khó hơn trận đấu với Arsenal. Tiến lên Milan, “Show must go on”*.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Manchester United 5-4 Lyon: Tuyệt đối điện ảnh!

Manchester United 5-4 Lyon: Tuyệt đối điện ảnh!

Manchester United 5-4 Lyon: Tuyệt đối điện ảnh!

Dẫn trước 2 bàn trong hiệp 1 với khả năng kiểm soát trận đấu vượt trội. Mất hết thế trận và bị Lyon đưa về vạch xuất phát trong hiệp 2. Thua thêm 2 bàn trong hiệp phụ đầu tiên dù thi đấu hơn đối thủ 1 người. Nhưng vì "anh" là MU nên anh thích cho fan đi tàu lượn cảm xúc. Hiệp phụ thứ hai anh mới đá nhé. Lần lượt Bruno, Mainoo và anh trưởng Maguire tung những nhát kiếm sắc lạnh để kết liễu Những chú sư tử sông Rhone.

Xem thêm
top-arrow
X